Nguyên nhân trẻ bị bại não thể co cứng

19:21 |

Các bệnh liên quan đến não luôn là những bệnh rất nguy hiểm. Trong đó, bệnh bại não cũng chiếm tỉ lệ cao số người mắc phải. Trong đó, trẻ em bị bại não thể co cứng chiếm tới 70-90% so với tổng số người bị bệnh bại não trên thế giới. Vậy nguyên nhân trẻ bị bại não thể co cứng do đâu?



Nguyên nhân trẻ bị bại não thể co cứng

- Trẻ bị bại não thể co cứng có thể do một trong các nguyên nhân sau đây: - Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kì khiến cơ thể và não bộ chưa được phát triển hoàn thiện. - Trẻ bị ngạt hơi do những trở ngại trong quá trình sinh đẻ. - Trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh trong hệ thần kinh và trong cấu trúc của não trẻ. - Trẻ bất đồng nhóm máu (Rh) với mẹ. - Trong quá trình mang thai mẹ bị bệnh đái tháo đường hoặc bị nhiễm độc thai nghén.

Triệu chứng trẻ bị bại não thể co cứng

+ Rối loạn điều hòa cảm giác
+ Sọ não của trẻ có thể bị liệt.
+ Rối loạn dinh dưỡng cơ
+ Khả năng vận động của các khớp bị giảm sút.
+ Có các phản xạ nguyên thủy.
+ Có dấu hiệu tổn thương hệ tháp.
+ Tăng phản xạ gân xương ở các chi tổn thương.

Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ bị bại não thể co cứng

Các nguyên tắc cần tuân thủ:
- Phải tiến hành kiểm tra trước khi tiến hành điều trị để có thể tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp.
- Không được áp dụng cùng một liệu trình cho nhiều trẻ bởi mỗi trẻ sẽ có tình trạng bệnh khác nhau.
- Kích thích giao tiếp sớm và phát triển ngôn ngữ và tư duy.
- Giảm trương lực cơ, tăng cường cơ lực ở một số nhóm cơ chính.
- Tăng cường khả năng độc lập trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, cách vệ sinh, ăn mặc cho trẻ.
- Kích thích các vận động cho trẻ để tạo thuận vận động cho trẻ qua từng mốc phát triển.

Điều trị cho trẻ bị bại liệt não thể co cứng

- Chỉ có thể điều trị giảm các triệu chứng bại não thể co cứng cho trẻ mà không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bởi trẻ bị bại não thể co cứng sau khi lớn lên sẽ trở thành những người bị bại não.
- Điều trị cho trẻ bị bại não thể co cứng tốn rất nhiều chi phí và thời gian. Do vậy mà cần phải kiểm tra và định hướng chi tiết phương pháp điều trị cho trẻ bị bại não thể co cứng.
- Đa phần trẻ bị bại não thể co cứng thường sử dụng phương pháp phục hồi chức năng như là âm ngữ trị liệu, vận động trị liệu.
- Có những trường hợp trẻ bị bại não thể co cứng có thể phải sử dụng thuốc giãn cơ.

Read more…

Trẻ bị bại não sống được bao lâu ?

18:20 |

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em bị bại não có nguy cơ tăng cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra bệnh sớm và phương pháp điều trị tốt sẽ có những chuyển biến tích cực.


    1.Nguyên nhân khiến trẻ bị bại não

  -  Do trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị nhiễm virus runbella, do sốt cao, hoặc do mẹ bầu mang thai khi vẫn còn ít tuổi hoặc tuổi cao.
  -  Do trong quá trình sinh nở trẻ bị ngạt thở hoặc sinh non, sinh thiếu tháng...khiến não không được phát triển hoàn toàn.

    2.Biểu hiện trẻ bị bại não

Trẻ bị bại não thường có những biểu hiện như là nhận thức kém, chậm vận động, chậm ngôn ngữ, rối loạn hành vi. Các gia đình cần đưa trẻ đến các bệnh viện lớn để kiểm tra và được điều trị tốt nhất cho trẻ, không nên giữ trẻ ở nhà và tự ý điều trị cho trẻ.

    3.Trẻ bại não sống được bao lâu ?

Không thể trả lời chính xác trẻ bại não sống được bao lâu bởi còn phụ thuộc vào sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi đứa trẻ. Hơn nữa, theo nghiên cứu quốc tế thì có khoảng hơn 90% những người mắc bệnh bại não có tuổi thọ trên 30 tuổi, 10% còn lại là những đứa trẻ sẽ tử vong sau khi sinh.
Ngoài ra, còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị với trẻ bại não. Nếu có phương  pháp điều trị tốt và quá trình điều trị thành công thì tuổi thọ của trẻ bị bại não cũng có thể ngang với người bình thường.

Phương pháp điều trị cho trẻ bại não

Hiện nay, tại nước ta cũng như các nước trên thế giới đều chung tay cứu những đứa trẻ bị bại não. Trong đó, lĩnh vực phục hồi chức năng được đặc biệt quan tâm và rất phát triển hiện nay:
+  Trẻ được tập phục hồi chức năng có tác dụng rất tốt giúp cơ thể bé có sức đề kháng tốt hơn, giảm các triệu chứng như là táo bón, liệt hệ thống tiêu hóa...phòng chống và ngăn chặn các bệnh về xương khớp.
+  Trẻ em được điều hòa cảm giác và vận động cũng giúp trẻ dễ ăn uống, tiêu hóa tốt hơn, sức khỏe cũng sẽ ổn định hơn.  Do vậy mà các gia đình cần đặc biệt có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị bại não.
+  Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hằng ngày, các bậc phụ huynh nên rèn cho bé tư thế ngồi ăn đúng để bé làm quen.
+  Ngoài việc phục hồi chức năng thì các gia đình nên cho bé tham gia vào các lớp cộng đồng để bé tự tin hơn, lạc quan, độc lập, sống cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đồng thời cũng giảm được dánh nắng cho cha mẹ, gia đình, xã hội.
Read more…

Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi

18:08 |

Sa sút trí tuệ là bệnh lý không chỉ phổ biến ở người già mà còn xảy ra ở cả những người trẻ tuổi. Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi bao gồm nhiều triệu chứng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi để bạn đọc có thể tham khảo:


Sa sút trí tuệ là gì

Sa sút trí tuệ là một loại bệnh làm mất đi trí nhớ, giảm sút tinh thần của con người. Bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và bệnh càng nặng sẽ làm mất khả năng nhận thức của người bệnh.

Bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi là do đâu ?

Người trẻ tuổi bị sa sút trí tuệ có thể do nhiễm trùng, bị rối loạn miễn dịch, hay có các bệnh lý liên quan đến tim phổi,...
Sa sút trí tuệ ở người trẻ có thể là do nguyên nhân bị áp lực, căng thẳng trong công việc khiến hệ thần kinh bị thoái hóa và làm chậm sự phát triển của não. 
Sử dụng những đồ uống hoặc chơi đồ có chứa nhiều chất kích thích cũng khiến cho hệ thần kinh bị tê liệt và gây ra những biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ.
Ngoài ra, sa sút trí tuệ cũng có thể do nguyên nhân bị phản ứng với thuốc.


Triệu chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi


- Trí nhớ: đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở người trẻ bị sa sút trí tuổi. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như là quên giờ giấc, công việc, nặng hơn có thể quên tên cả những người thân.
- Tâm trạng và hành vi: sự thay đổi thứ hai đó là người bệnh sa sút trí tuệ rất khó tính, thường xuyên cáu gắt. Nhiều trường hợp bệnh nhân có những hành động khó hiểu hoặc những hành động mất kiềm chế khiến người thân khó hiểu và khó có thể kiểm soát.
- Khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ: khi bị sa sút trí tuệ ở bất cứ độ tuổi nào bệnh nhân đều gặp tình trạng khó khăn trong diễn đạt, bị bí từ, lời nói phát ra có thể gây khó hiểu.
- Người bệnh sa sút trí tuệ còn dễ gặp khó khăn trong việc tiếp thu và xử lí thông tin. Những công việc đơn giản hằng ngày họ thường làm họ cũng có thể quên và không thể làm được những việc đơn giản như đánh răng hay làm công việc nhà. 

Điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi

- Với những bệnh nhân bị sa sút tí tuệ cần được người thân chăm sóc cẩn thận và chu đáo. Ở những giai đoạn bệnh nặng người thân nên ở bên cạnh người bệnh mọi thời điểm, thường xuyên nói chuyện và chia sẻ với người bệnh.
- Cần có một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý với người bệnh sa sút trí tuệ.
- Cần rèn luyện những bài tập thể dục cho người bệnh sa sút trí tuệ có một sức khỏe tốt.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan cho người bệnh.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây
Read more…

Tư vấn: Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi ?

00:27 |
Chào bác sĩ, em năm nay 22 tuổi dạo gần đây em mắc phải chứng bệnh hay quên..chỉ trong vài phút, vài tiếng đồng hồ xảy ra thôi, nhưng em đã không thể nhớ nổi sự việc xảy ra, ngủ không ngon giấc và hay mệt mỏi, Em có tìm hiểu thì thấy bảo bị suy giảm trí nhớ, Em rất sợ mong bác sĩ giải đáp giúp em với. Em cảm ơn.
(Thanh Thư - Hà Giang)
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã chia sẻ và gửi thắc mắc về cho chúng tôi
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có thể gặp ở bệnh nhân bị thiếu sắt, người bị mất ngủ căng thẳng kéo dài,…

Nguyên nhân gây nên suy giảm trí nhớ ở người trẻ

- Trầm cảm & Stress
Cuộc sống nhiều áp lực căng thẳng, công việc bề bộn, áp lực học hành, môi trường ô nhiễm, thiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân dễ dẫn đến stress và stress khiến cho người ta mất tập trung nhất. Stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. 


- Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên
Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố. Khi ngủ sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến võ não trước trán (là nơi lưu trữ ký ức). Khi ngủ không đủ giấc thì những ký ức không di chuyển về phía vỏ não trước trán nên gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên.
Tùy theo nhu cầu mỗi người mà thời gian ngủ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường nhưng thời gian ngủ trung bình là 7-8 tiếng mỗi đêm. Quan trọng hơn cả là chất lượng giấc ngủ phải đáp ứng được các yếu tố như: Đủ giờ, đủ sâu, sáng dậy tỉnh táo không mệt mỏi. Cơ thể sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ nếu không được ngủ đủ giấc. Không những thế mất ngủ lâu ngày còn dễ dẫn đến trầm cảm, dễ cáu gắt, không tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên.
Dù là mất ngủ trong thời gian ngắn hay dài thì cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Do đó muốn có một giấc ngủ ngon thì chúng ta nên loại bỏ những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, ăn uống, vận động khoa học, không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Khi bạn ngủ đủ giấc thì các cơ quan não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ não cũng được giảm tối đa.
- Làm quá nhiều việc cùng lúc
Khi phải làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bộ não bị quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người trẻ. Để hạn chế tình trạng hay quên do nguyên nhân này thì bạn nên tập trung làm tốt một việc một lúc. Ghi các điều cần làm ra một quyển sổ để thực hiện công việc một cách tuần tự.
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ
Để hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả, chúng ta cần có một chế độ sống khoa học và hợp lý. Nguyên nhân của tình trạng suy giảm trí nhớ là do căng thẳng, áp lực và làm việc nhiều giờ liền một cách không khoa học thế nên chúng ta cần có những phương pháp điều trị khác nhau.
Tăng cường vận động toàn thân, vận động trí não để các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
Giảm áp lực của công việc và cuộc sống, làm việc có khoa học và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để não bộ hoạt động tốt hơn.
Khi bị suy giảm trí nhớ, chúng ta cần xắp xếp lại cuộc sống và sống tốt hơn. Bởi vì, một cuộc sống có trật tự và khoa học giúp ta ngăn ngừa được tình trạng suy giảm trí nhớ đang diễn ra.
Xem thêm các bài viết khác tại : https://benhteonao.blogspot.com/
Read more…

Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì ? tư vấn chính xác nhất

02:28 |
Công việc, chất lượng cuộc sống giảm sút , hay quên, hay lo lắng, than phiền, căng thẳng, hay cáu giận vô cớ, khó tính hơn...tình trạng suy kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm. Vậy làm thế nào để chữa khỏi căn bệnh giảm trí nhớ này, Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì để chữa ? chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau:



Bệnh giảm trí nhớ là căn bệnh rất phổ biến, không chỉ ở người già, đặc biệt gần đây đối tượng mắc bệnh giảm trí nhớ xuất hiện nhiều trong giới trẻ – lực lượng lao động chính của đất nước. Và hậu quả của nó là: người bệnh gặp vô cùng khó khăn trong việc giải quyết công việc, khó có thể tập trung và mất rất nhiều thời gian để có thể thực hiện và hoàn thành công việc, ảnh hưởng đến chất lượng lao động và cuộc sống.

Nguy hiểm hơn, giảm trí nhớ chính là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và biểu hiện đầu tiên sa sút trí tuệ. Nhiều người thường chủ quan với chứng giảm trí nhớ, cho rằng theo thời gian và tuổi tác, trí nhớ giảm sút là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% những người mắc bệnh giảm trí nhớ này đã bị chuyển sang thể sa sút trí tuệ (mất trí nhớ) sau một vài năm. 

Hậu quả của căn bệnh sa sút trí tuệ 

-  Thoái hóa não bộ rất khó hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ; 
- Giảm khả năng thực hiện trong các công việc thường ngày (mặc quần áo, giặt rũ, nấu ăn…); 
- Giảm cảm giác: Mất kiểm soát cảm xúc (dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích); 
- Khó tự chăm sóc cho bản thân,… cuối cùng là mất trí nhớ và có thể tử vong. 
Vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng giảm trí nhớ, điều đầu tiên cần làm là đến các trung tâm y tế để kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời tránh bệnh trở lên trầm trọng và nguy hiểm hơn.

Các biện pháp giảm thiểu suy giảm trí nhớ

- Sắp xếp công việc hợp lý để tránh thức khuya, tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, làm việc cần kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn.
- Hạn chế uống bia rượu và hút thuốc lá, vì đây là các chất kích thích thần kinh trung ương gây mất ngủ.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần ăn uống điều độ, không bỏ bữa, tăng cường các thực phẩm tốt cho não bộ như cá, trứng, rau xanh, trái cây, quả bơ. 
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày 30 phút – 60 phút để tăng cường tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông lên não để nuôi dưỡng não bộ tốt hơn.
- Sử dụng các thảo dược có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, tăng tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Sử dụng sản phẩm tăng cường trí nhớ với thành phần có lợi cho não bộ

Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?

Hiện nay, việc sử dụng một sản phẩm thực phẩm hỗ trợ, thuốc bổ não tăng cường trí nhớ đang khá phổ biến. Các chất có trong các sản phẩm chăm sóc và tăng cường hoạt động của não bộ có các thành phần không thể tổng hợp được từ các nguồn khác. Việc sử dụng một loại sản phẩm tốt, an toàn là rất cần thiết đối với não bộ. Ngoài việc bổ sung bằng các sản phẩm bổ não, để ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ, chúng ta cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
xem thêm các bài viết khác tại: https://benhteonao.blogspot.com/
Read more…

Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có chữa được không ?

01:33 |
Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày  của bệnh nhân.

 Hội chứng xảy ra do tế bào não bị tổn hại ảnh hưởng đến trí nhớ, nhân cách và khả năng đưa ra quyết định. Não hư tổn có thể xảy ra do chấn thương đầu, đột quỵ hoặc những bệnh như Alzheimer. Các bệnh khác, chẳng hạn tiểu đường tuýp 2 không được kiểm soát, có thể gây ra các thể khác của sa sút trí tuệ, xảy ra do máu cung cấp cho não không đủ.



Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ ở người già 

Nguyên nhân gây ra mà do nhiều yếu tố tác động vào cơ thể ở các thời điểm khác nhau, trong đó, tuổi tác là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Từ tuổi 65 trở đi, cứ sau 5 năm, số lượng bệnh nhân lại tăng lên gấp đôi.

Di truyền: sa sút trí tuệ hiếm gặp thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi là do di truyền. Phổ biến hơn là sa sút trí tuệ liên quan với phả hệ xa, loại này xảy ra muộn hơn và yếu tố di truyền không rõ ràng khi điều tra ở tất cả các gia đình.

Các nguyên nhân khác: chế độ dinh dưỡng,  môi trường, những tác nhân gây ra các bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, phản ứng thuốc, chấn thương ở đầu… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

 Triệu chứng thường gặp khi bệnh sa sút trí tuệ

- Suy giảm trí nhớ, hay quên.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một việc cần quan tâm. Hầu hết mọi người thỉnh thoảng quên tên, quên sự xuất hiện của mình hoặc quên chìa khóa, ví tiền… 
- Vấn đề ngôn ngữ: Không thể nhớ những từ đơn giản, thay vào đó họ sử dụng những từ không phù hợp để thay thế làm cho câu nói trở nên khó hiểu.
- Thay đổi tính tình và nhân cách: Những người mắc chứng sa sút trí tuệ thường thay đổi tính khí đột ngột mà không có lý do, thường dễ nổi cáu, lo lắng, chán nản và giảm khả năng kiềm chế.

Bệnh sa sút trí tuệ có chữa khỏi không?

Bệnh sa sút trí tuệ có chữa khỏi không? là một trong những câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất. Hiện tại chưa có các thuốc điều trị bệnh sa sút trí tuệ, chỉ có thể điều trị triệu chứng, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Nên có các biện pháp nhắc nhở, hỗ trợ cho người già không nên tỏ ra bực bội, cáu gắt sẽ khiến người bệnh mất vui thay vào đó là hãy tạo nhiều hoạt động vui vẻ để người già cảm thấy hạnh phúc hơn, thường xuyên trò chuyện với họ là việc làm cần thiết mỗi ngày.
 Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây
Read more…

Suy giảm trí nhớ ở người già: nguyên nhân và triệu chứng

01:01 |
Suy giảm trí nhớ hay quên là một trong những căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở người già. Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ có thể do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ,... Đây có thể là chứng hay quên đơn thuần do tuổi tác nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của sa sút trí tuệ, một bệnh lý thoái hóa não tiến triển dẫn đến mất trí nhớ và có thể tử vong.


Càng lớn tuổi cơ thể càng ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động. Giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi, chủ yếu suy giảm về trí nhớ công việc, bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài như: Quên ngay một việc mình định làm, không nhớ vị trí để đồ vật mình vừa đặt xuống, thường xuyên phải tìm kiếm đồ dùng cá nhân như mũ, chìa khoá, quên hoặc khó nhớ tên người mới gặp,...

Các triệu chứng của suy giảm trí nhớ ở người già 


Biểu hiện đầu tiên của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh thoái hóa não.  Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ; Giảm khả năng thực hiện trong các công việc thường ngày (mặc quần áo, giặt rũ, nấu ăn…); Giảm cảm giác: Mất kiểm soát cảm xúc (dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích); Khó tự chăm sóc cho bản thân,... cuối cùng là mất trí nhớ và có thể tử vong.

Sa sút trí tuệ do tổn thương mạch máu não gây ra thường đột ngột với các biểu hiện: giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, vận động,...
 Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể có những biểu hiện như đãng trí. Lúc đầu họ sẽ quên việc mình định làm trong một thời gian nhưng sau đó vẫn có khả năng nhớ lại hoặc quên hẳn.
          Giai đoạn bệnh Suy giảm trí nhớ của người già nặng, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện thông qua hành động như không thể tìm thấy đồ vật do chính mình cất trước đó, quên tên người thân, quên đường về nhà. Tình huống người già đang ăn cơm hoặc vừa ăn cơm xong những lại trách mắng con cái bỏ đói mình là tình huống khá phổ biến ở những gia đình có người bị bệnh lẫn.
          Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bệnh trong giai đoạn này bắt đầu suy giảm, người bệnh khó diễn đạt được điều mình muốn nói nên ngại giao tiếp và dần khép kín hơn.
          Giai đoạn bệnh suy giảm trí nhớ của người già rất nặng, người bệnh gần như mất hoàn toàn khả năng ghi nhớ, khả năng xác định phương hướng…Họ cũng không thể tự đáp ứng các nhu cầu của bản thân mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
 Bệnh không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn còn gây ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội.

Read more…