Chào bác sĩ, em năm nay 22 tuổi dạo gần đây em mắc phải chứng bệnh hay quên..chỉ trong vài phút, vài tiếng đồng hồ xảy ra thôi, nhưng em đã không thể nhớ nổi sự việc xảy ra, ngủ không ngon giấc và hay mệt mỏi, Em có tìm hiểu thì thấy bảo bị suy giảm trí nhớ, Em rất sợ mong bác sĩ giải đáp giúp em với. Em cảm ơn.
(Thanh Thư - Hà Giang)
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã chia sẻ và gửi thắc mắc về cho chúng tôi
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có thể gặp ở bệnh nhân bị thiếu sắt, người bị mất ngủ căng thẳng kéo dài,…
Nguyên nhân gây nên suy giảm trí nhớ ở người trẻ
- Trầm cảm & Stress
Cuộc sống nhiều áp lực căng thẳng, công việc bề bộn, áp lực học hành, môi trường ô nhiễm, thiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân dễ dẫn đến stress và stress khiến cho người ta mất tập trung nhất. Stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp.
- Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên
Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nó giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố. Khi ngủ sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến võ não trước trán (là nơi lưu trữ ký ức). Khi ngủ không đủ giấc thì những ký ức không di chuyển về phía vỏ não trước trán nên gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, mau quên.
Tùy theo nhu cầu mỗi người mà thời gian ngủ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường nhưng thời gian ngủ trung bình là 7-8 tiếng mỗi đêm. Quan trọng hơn cả là chất lượng giấc ngủ phải đáp ứng được các yếu tố như: Đủ giờ, đủ sâu, sáng dậy tỉnh táo không mệt mỏi. Cơ thể sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ nếu không được ngủ đủ giấc. Không những thế mất ngủ lâu ngày còn dễ dẫn đến trầm cảm, dễ cáu gắt, không tập trung, suy giảm trí nhớ, hay quên.
Dù là mất ngủ trong thời gian ngắn hay dài thì cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống. Do đó muốn có một giấc ngủ ngon thì chúng ta nên loại bỏ những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, ăn uống, vận động khoa học, không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Khi bạn ngủ đủ giấc thì các cơ quan não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ não cũng được giảm tối đa.
- Làm quá nhiều việc cùng lúc
Khi phải làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bộ não bị quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người trẻ. Để hạn chế tình trạng hay quên do nguyên nhân này thì bạn nên tập trung làm tốt một việc một lúc. Ghi các điều cần làm ra một quyển sổ để thực hiện công việc một cách tuần tự.
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu hay thiếu sắt gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ
Để hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ hiệu quả, chúng ta cần có một chế độ sống khoa học và hợp lý. Nguyên nhân của tình trạng suy giảm trí nhớ là do căng thẳng, áp lực và làm việc nhiều giờ liền một cách không khoa học thế nên chúng ta cần có những phương pháp điều trị khác nhau.
Tăng cường vận động toàn thân, vận động trí não để các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
Giảm áp lực của công việc và cuộc sống, làm việc có khoa học và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để não bộ hoạt động tốt hơn.
Khi bị suy giảm trí nhớ, chúng ta cần xắp xếp lại cuộc sống và sống tốt hơn. Bởi vì, một cuộc sống có trật tự và khoa học giúp ta ngăn ngừa được tình trạng suy giảm trí nhớ đang diễn ra.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét