Suy giảm trí nhớ hay quên là một trong những căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở người già. Có nhiều
nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ có thể do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ,... Đây có thể là chứng hay quên đơn thuần do tuổi tác nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của
sa sút trí tuệ, một bệnh lý thoái hóa não tiến triển dẫn đến mất trí nhớ và có thể tử vong.
Càng lớn tuổi cơ thể càng ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động. Giảm trí nhớ đi kèm với lớn tuổi, chủ yếu suy giảm về trí nhớ công việc, bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài như: Quên ngay một việc mình định làm, không nhớ vị trí để đồ vật mình vừa đặt xuống, thường xuyên phải tìm kiếm đồ dùng cá nhân như mũ, chìa khoá, quên hoặc khó nhớ tên người mới gặp,...
Các triệu chứng của suy giảm trí nhớ ở người già
Biểu hiện đầu tiên của
sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh thoái hóa não. Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ; Giảm khả năng thực hiện trong các công việc thường ngày (mặc quần áo, giặt rũ, nấu ăn…); Giảm cảm giác: Mất kiểm soát cảm xúc (dễ buồn, dễ khóc, dễ bị kích thích); Khó tự chăm sóc cho bản thân,... cuối cùng là mất trí nhớ và có thể tử vong.
Sa sút trí tuệ do tổn thương mạch máu não gây ra thường đột ngột với các biểu hiện: giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, vận động,...
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể có những biểu hiện như
đãng trí. Lúc đầu họ sẽ quên việc mình định làm trong một thời gian nhưng sau đó vẫn có khả năng nhớ lại hoặc quên hẳn.
Giai đoạn bệnh Suy giảm trí nhớ của người già nặng, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện thông qua hành động như không thể tìm thấy đồ vật do chính mình cất trước đó, quên tên người thân, quên đường về nhà. Tình huống người già đang ăn cơm hoặc vừa ăn cơm xong những lại trách mắng con cái bỏ đói mình là tình huống khá phổ biến ở những gia đình có người bị bệnh lẫn.
Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bệnh trong giai đoạn này bắt đầu suy giảm, người bệnh khó diễn đạt được điều mình muốn nói nên ngại giao tiếp và dần khép kín hơn.
Giai đoạn
bệnh suy giảm trí nhớ của người già rất nặng, người bệnh gần như mất hoàn toàn khả năng ghi nhớ, khả năng xác định phương hướng…Họ cũng không thể tự đáp ứng các nhu cầu của bản thân mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Bệnh không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn còn gây ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét